Trang dieuphap.com

Trang Thiền Vipassana

Giới thiệu: Bài giảng khóa 5, của khóa tu thiền Tứ Niệm Xứ Pa-Auk, tại chùa Nguyên Thủy, Việt Nam, nhân mùa an cư kiết hạ năm 2008.

Tác giả: Ngài Thiền Sư Viện Chủ Pa-Auk, Thiền Viện Pa-Auk, Myanmar
Giảng sư: Thiền Sư Dhammapàla
Chuyển ngữ và đánh máy: Tu nữ Minh Duyên

[Loudspeaker icon] Download bai giang

Phat Hoc Van Dap Phap Am Lưu Trữ


 

Làm Cách Nào Để Đoạn Tận Khổ Đau-
Bài 6

 

How to Make An End to Suffering

Sáng nay tôi đã giảng về Suy xét các thiền chi. Tối nay tôi xin giải thích về L m thế n o để thực tập Năm pháp thuần thục?

 

This morning I already expained about Reflecting on the jhana factors. Now tonight I will explain about How to practise Five Masteries?

 

Pháp thuần thục đầu tiên qúy vị nên thực hành là nhập định bất kỳ lúc nào qúy vị muốn. Thứ hai là xuất khỏi định bất kỳ lúc nào mình muốn. Thứ ba là quý vị trú trong định cho được một giờ, hai giờ, ba giờ theo quyết định của mình. Pháp thuần thục thứ tư và thứ năm thực sự được thực hiện trong cùng một bước, đó là, suy sét các thiền chi bất kỳ khi nào qúy vị muốn

 

First, you should practise entering jhana whenever you want to enter jhana. Second, you should try to emerge from jhana whenever you want to do so. Third, you should stay in jhana for one, two or three hours according to your determination. The fourth and fifth are actually done in just one step, that is to say, to reflect on the jhana factors when you want to reflect on them.

 

Kỹ năng suy sét các thiền chi bằng ý môn hướng tâm được gọi là pháp thuần thục hướng tâm đến các thiền chi, còn kỹ năng suy sét các thiền chi bằng các tốc hành tâm trong cùng tiến trình tâm suy sét thiền chi với ý môn hướng tâm, được gọi là pháp thuần thục trong xét duyệt các thiền chi. Đây là sự khác nhau duy nhất.

 

Reflecting jhana factors by mind-door adverting consciousness (manodvaravajjana) is called mastery of avajjana, and by impulsion consciousness within the same process of the avajjana is called mastery of paccavekkhana. This is the only difference.


Nếu có thể thành công với năm pháp thuần thục này, qúy vị có thể thực hành lên nhị thiền, tam thiền, tứ thiền một cách có hệ thống. Trong sơ thiền, hơi thở trở nên vi tế, ở nhị thiền hơi thở vi tế hơn, ở tam thiền hơi thở vi tế hơn nữa, và đến tứ thiền hơi thở ngừng hẳn.

 

If you succeed in developing the five masteries, you can practise the second jhana, the third jhana and the fourth jhana systematically. In the first jhana the breath becomes very subtle; in the second it is subtler; in the third jhana it is even subtler; and in the fourth jhana it stops completely.

 

Tôi đã hỏi nhiều thiền sinh bậc thiền nào họ cho là tốt nhất. Rất nhiều vị nói là nhị thiền là được hơn sơ thiền, tam thiền thì thích hơn nhị thiền, nhưng tứ thiền là tuyệt nhất trong bốn bậc thiền.

I have inquired of many meditators to find out which jhana they consider the best. Many of them said the second jhana is better than the first jhana; the third jhana is better than the second jhana; and the fourth jhana is the best of these four.



Sự thành tựu này là do năng lực ý chí. Mọi người đều có năng lực ý chí. Qúy vị nên thực hành một cách tinh tấn trong giáo pháp của Đức Phật vốn là một cơ hội hiếm thay (viryayavato kimina kammam na sijjhati!). Với một người có nổ lực lớn lao, có đủ quyết tâm và trí tuệ, với người ấy không có gì là không thể đạt được cả.

 

 

This achievement is due to will power. Everybody has the will power. You should practise diligently in The Buddha’s dispensation which is a rare opportunity. (viryayavato kimana kammam na sijjhati!) for the person who makes a strong effort , with enough determination and wisdom , there is nothing which is beyond his reach .

 

Nếu quý vị nổ lực thực hành, mọi cái đều trở thành “có thể” cho quý vị. Qúy vị có thể thành công trong chứng đạt hết bốn tầng thiền.

 

 

 

If you practise hard everything is possible for you. You can succeed in attaining all the four jhanas.

 

Sau khi đạt được tứ thiền, nếu muốn thực hành các đề mục thiền chỉ khác, như là mười biến sứ (hay kasiṇa), bốn Phạm trú, qúy vị có thể thực tập chúng dễ dàng. Nếu muốn thực hành Vipassanā dựa trên tứ thiền của Niệm hơi thở, qúy vị cũng có thể thực hành tiếp như vậy. Có hai dạng thực hành Vipassanā dựa vào tứ thiền niệm hơi thở: dạng assasapassasa kammika và dạng jhānakammika. Họ dịch assasapassasa kammika là người thực hành niệm hơi thở và jhāna kammika như là hành giả thực hành thiền chỉ. Phần phiên dịch này chưa chính xác. Vì thế tôi sẽ giải thích làm cách nào hai dạng hành giả này thực hành Vipassanā dựa trên tứ thiền.

 

After attaining the fourth jhana if you want to practise other samatha meditation subjects, such as the ten kasinas, four sublime states (brahmavihara), you can do so easily. If you want to practise vipassana based on the fourth anapana jhana, you can do so. There are two types of persons who practise vipassana based on the fourth anapana jhana: an assasapassasakammika person and a jhanakammika person. They translate the assasapassasakammika person as an anapana meditator and the jhanakammika person as a jhana meditator. This translation is inaccurate. So I will explain how these two types of person practise vipassana based on the fourth anapana jhana.

 

Trong thiền chỉ, có bốn mươi đề mục, nhưng trong Vipassanā, chỉ có hai đề mục, ấy là phân biệt sắc (rūpakammatthana) và phân biệt danh (nāmakammatthana).

 

In samatha meditation there are forty subjects, whereas in vipassana meditation there are only two subjects, namely the discernment of materiality (rupakammatthana) and the discernment of mentality (namakammatthana).

 

Đôi khi họ còn gọi là rūpa pariggaha và arūpa pariggaha một cách tương ứng. Nếu một hành giả đã đạt đến tứ thiền Anapana (thiền niệm hơi thở), rồi hành phân biệt sắc trước, người ấy được gọi là hành giả assasapassasa kammika. Nếu hành giả phân biệt danh trước, vị ấy phải phân biệt năm thiền chi trước, và vị ấy được gọi là hành giả jhānakammika.

 

Sometimes they are called rupa pariggaha and arupa pariggaha respectively. If a meditator who has attained the fourth anapana jhana discerns materiality first, he is called an assasapassasakammika person. If he discerns mentality first he has to discern the five jhana factors first, and he is called a jhanakammika person.

 

Hành Giả Assasakammika (Hành giả phân biệt sắc trước). Và Làm Cách Nào Phân Biệt Sắc
Một hành giả Assasapassasa Kammika (tức là hành giả phân biệt sắc trước), sau khi rời khỏi tứ thiền Ānāpāna (tức tứ thiền thiền Niệm hơi thở), đi phân biệt mười hai đặc tính của tứ đại trong hơi thở, ấy là cứng, nhám, nặng, mềm, trơn, nhẹ, chảy, kết dính, nóng, lạnh, nâng đỡ, đẩy.

 

 

Assasapassasakammika Person
and How to Discern Materiality

An assasapassasakammika person should, having emerged from the fourth anapana jhana, discern the twelve characteristics of the four elements in the breath, namely, hardness, roughness, heaviness, softness, smoothness, lightness, flowing and cohesion, heat and coldness, supporting and pushing.

 

Nhóm lại theo mỗi đại, chúng ta có bốn đại: cứng, nhám, nặng, mềm, trơn, nhẹ hình thành ra yếu tố đất; chảy và kết dính hình thành ra yếu tố nước; nóng và lạnh hình thành ra yếu tố lửa; nâng đỡ và đẩy hình thành ra yếu tố gió.

 

 

In terms of groups there are four elements: hardness, roughness, heaviness, softness, smoothness and lightness comprise the earth-element; flowing and cohesion comprise the water-element; heat and coldness comprise the fire-element; and supporting and pushing comprise the wind-element.

 

Vị ấy nên phân biệt tứ đại trong hơi thở theo trình tự có hệ thống. Nếu thực hành vậy, hành giả có thể thấy được rất nhiều tổng hợp sắc. Nếu hành giả phân tích các tổng hợp sắc ấy, có thể thấy được có ít nhất chín yếu tố sắc trong mỗi tổng hợp sắc, ấy là đất, nước, lửa, gió, màu, mùi, vị, dưỡng chất và âm thanh. Chín yếu tố sắc này được gọi là thân của hơi thở vào và hơi thở ra (assasapassasa kāya).

 

He should discern the four elements of the breath systematically. If he does so he will see many kalapas. If he analyses those kalapas, he will be able to see that there are at least nine types of materiality in each kalapa, namely, the earth-element, water-element, fire-element, wind-element, colour, odour, flavour, nutritive essence and sound. These nine types of materiality are called the body of in-and-out breath (assasapassasa kaya).

 

Sau khi phân biệt thân của hơi thở vào và hơi thở ra, vị ấy nên suy xét như vầy: “Dựa vào đâu mà nó sinh khởi? Trong khi suy xét, vị ấy thấy rằng nó khởi sinh dựa trên một căn. Căn là gì? Theo Vi diệu Pháp Abhidhamma, có sáu căn, ấy là nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn và sắc ý căn (heart-base).

 

After discerning the body of in-and-out breath he should reflect thus: ‘Dependent upon what does it arise?’ While he is reflecting he sees that it arises dependent on a base. What is the base? According to the Abhidhamma there are six bases, namely, the eye-base, ear-base, nose-base, tongue-base, body-base, and heart-base.

 

Theo phương pháp trong Kinh tạng (Suttanta), căn là tthân y sinh, tức là thân được sinh ra (karajakāya), bao gồm bốn loại sắc:
1. Sắc do nghiệp sanh, kammaja rūpa
2. Sắc do tâm sanh, cittaja rūpa
3. Sắc do nhiệt sanh, utuja rūpa
4. Sắc do vật thực sanh, āhārajarūpa

 

According to the Suttanta method the base is the produced body (karajakaya), which comprise of four types of materiality: (1) kammaja-rupa – materiality produced by kamma, (2) cittaja-rupa – materiality produced by mind, (3) utuja-rupa – materiality produced by the fire-element, and (4) aharaja-rupa – materiality produced by nutritive essence.

 

Tại sao có sự khác nhau? Vì phương pháp trong Kinh Tạng là để học sự hành, trong khi phương pháp trong Vi Diệu Pháp là để cho thấy nghĩa chân xác.

 

Why are they different? Because the Suttanta method is for practical study, whereas the Abhidhamma method is to show the exact meaning.

 

Chẳng hạn như khi phân biệt tứ đại trong con mắt mình một cách hệ thống, qúy vị sẽ thấy sáu loại tổng hợp sắc. Một trong sáu lọai này là tổng hợp sắc có thần kinh mắt là yếu tố thứ 10 (gọi tắt là mắt-thập-pháp, cakkhu-dasaka-kalāpa). Nếu phân tích nó, quý vị sẽ thấy có mười yếu tố sắc, ấy là đất, nước, lửa, gió, màu, mùi, vị, dưỡng chất, mạng căn và sắc thần kinh mắt (cakkhu pasāda). Trong số mười yếu tố chỉ có sắc thần kinh mắt là nhãn căn. Mặc dù chín yếu tố sắc còn lại trong mắt-thập-pháp này không phải là nhãn căn, nhưng chúng có nhãn căn đồng hành, bởi vì tất cả chúng sanh lên và diệt đi cùng lúc như một nhóm. Nếu không thể phân tích chúng, qúy vị không thể phá vỡ tính khối tưởng của nhóm (samuha ghana) để thấy rõ sắc chân đế. Do không phân tích các tổng hợp sắc, chúng ta không thể thấy được nhãn căn, nên phương pháp tạng Kinh nói rằng căn là thân y sanh, tức là thân được sinh ra (karaja kāya = produced body). Giải thích tương tự cho nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn và sắc ý căn.

:

 

For example, if you discern the four elements in your eyes systematically, you will see six types of kalapas. One of them is the eye-decad kalapa (cakkhu-dasaka-kalapa). If you analyse it you will see its ten types of materiality, namely, the earth-element, water-element, fire-element, wind-element, colour, odour, flavour, nutritive essence, life faculty, and eye transparent-element (cakkhupasada). Of the ten, only the eye transparent-element is the eye-base. Although the remaining nine types of materiality are not the eye-base, they are accompanied by the eye-base, because they all arise and pass away simultaneously, as a group. If you are unable to analyse them you cannot break down the compactness of group (samuha ghana) to see ultimate materiality. Since without analysing kalapas we cannot see the eye-base, the Suttanta method says that the base is the produced body (karaja kaya). The explanation is the same for the ear-base, nose-base, tongue-base, body-base and heart-base.

 

Mắt thập pháp không thể sinh khởi một mình. Nếu phân biệt tứ đại trong con mắt theo trình tự hệ thống, qúy vị sẽ thấy nhiều loại tổng hợp sắc. Nếu dùng tay để chạm con mắt, qúy vị biết rõ cảm giác đụng chạm. Bởi vì trong con mắt có thân-thập-pháp (kāya-dasaka-kalāpa), tức là tổng hợp sắc có sắc thần kinh thân là yếu tố thứ mười. Thức thân (kāya viññāna) vốn biết cảm giác đụng chạm, khởi sanh chỉ nương nơi thân căn. Trong con mắt của quý vị, còn có các tánh-thập-pháp (bhāva-dasaka-kalāpa), tức là các tổng hợp sắc có sắc giới tánh là thứ mười. Nhờ có sắc xác định giới tính (bhāva rūpa) này mà qúy vị có thể hiểu được, “đây là người nữ” và “đây là người nam”. Mắt-thập-pháp, thân-thập-pháp và tánh-thập-pháp được sanh ra do nghiệp đời trước, nên chúng được gọi là sắc do nghiệp sanh (kammaja rūpa). Bởi vì qúy vị có thể chớp mắt như ý, nên chúng ta biết rằng trong cặp mắt này của chúng ta cũng có sắc do tâm sanh (cittaja rūpa) vốn sai khiến sự biểu lộ bằng thân, tạo ra động tác chớp mắt.

 

Cakkhu-dasaka-kalapa cannot arise alone. If you discern the four elements in your eye systematically you will see many types of kalapas. If you touch your eye with your hand, you know the touching sensation, because in your eye there are the body-decad kalapas (kaya-dasaka-kalapa). The body consciousness (kaya-vibbana), which knows the touching sensation, arises dependent upon only the body-base. In your eyes there are also the sex-decad kalapas (bhava-dasaka-kalapa). Because of its sex-determining materiality (bhava rupa) you can easily understand, ‘this is a woman,’ and ‘this is a man.’ The eye-decad kalapa, body-decad kalapa and sex-decad kalapa are produced by past kamma, so they are called kamma-produced materiality (kammaja-rupa). Because you can wink your eyes at will, so we know that in your eyes there is also mind-produced materiality (cittaja-rupa) which causes the bodily intimation that results in winking.

 

Trong mỗi tổng hợp sắc, có yếu tố lửa. Yếu tố lửa có thể sản sinh nhiều thế hệ các tổng hợp sắc mới, được gọi là sắc do nhiệt sanh (utuja rūpa). Trong mỗi tổng hợp sắc, đều có dưỡng chất (oja). Khi dưỡng chất có trong các tổng hợp sắc do vật thực sanh (āhārajarūpa) hổ trợ chính dưỡng chất này có trong các tổng hợp sắc khác, nó sản sinh ra các thế hệ tổng hợp sắc do vật thực sanh mới (aharaja-rūpa).

 

In every kalapa there is the fire-element. The fire-element can produce many generations of kalapas called temperature-produced materiality (utuja-rupa). In every kalapa there is nutritive essence (oja). When nutriment-produced nutritive essence (aharaja-oja) supports this nutritive essence, it produces new generations of kalapas called nutriment-produced materiality (aharaja-rupa).

 

Vậy là trong con mắt của quý vị, có tổng cộng sáu loại tổng hợp sắc. Nếu phân tích chúng, qúy vị có thể thấy, có tổng cộng 54 lọai sắc. Để phá tan tính khối tưởng, qúy vị cần cố gắng để thấy 54 lọai sắc này.

 

So in your eyes there are altogether six types of kalapas. If you analyse them, you will see there are altogether fifty-four types of materiality. For the purpose of breaking up compactness you must try to see these fifty-four types of materiality.

 

Lúc ấy, qúy vị nên đi trực nhận hay phân biệt (discern) sáu căn và bốn mươi hai phần thuộc thân theo cùng cách. Trong mỗi phần thuộc thân, thông thường có bốn loại sắc: sắc do nghiệp sanh, sắc do tâm sanh, sắc do nhiệt sanh và sắc do vật thực sanh.

 

Then you should discern the six sense bases and the forty-two parts of the body in the same way. In each part of the body usually there are four types of materiality: kamma-produced, mind-produced, temperature-produced and nutriment-produced.

 

Hai Mươi Tám Lọai Sắc
Chú giải có giải thích gì là thân y sanh (karaja kāya). Tác sanh thân này được hình thành từ sắc tứ đại và các sắc do tứ đại sanh.

 

Twenty-eight Types of Materiality
The commentary explains what the produced body (karaja kaya) is: ‘The produced body is the composed of the four great primaries and the materiality derived from these.’

 

Điều có nghĩa gì? Trong mỗi tổng hợp sắc có bốn sắc tố chính, là đất, nước, lửa, gió và các sắc do tứ đại sanh như : màu, mùi, vị, và dưỡng chất. Thật ra có tổng cộng hai mươi tám lọai sắc: bốn sắc tứ đại (hay bốn đại chủng) và hai mươi bốn sắc do tứ đại sanh (hay sắc y đại sanh).

 

What does this mean? In each kalapa there are four primary elements, the earth-element (pathavi-dhatu), water-element (apo-dhatu), fire-element (tejo-dhatu) and wind-element (vayo-dhatu), and also derived materiality such as colour, odour, flavour and nutritive essence. In fact, altogether there are twenty-eight types of materiality: the four primary elements and twenty-four types of derived materiality.

 

Hai mươi bốn sắc ấy là :
Năm loại tịnh sắc, (pasāda rūpa), tức là năm lọai sắc thần kinh:
1. Nhãn tịnh sắc (cakkhu-pasāda), hay sắc thần kinh mắt.
2. Nhĩ tịnh sắc (sota-pasāda), hay sắc thần kinh tai.
3. Tỷ tịnh sắc (ghāna-pasāda), hay sắc thần kinh mũi.
4. Thiệt tịnh sắc (jivhā-pasāda), hay sắc thần kinh lưỡi.
5. Thân tịnh sắc (kāya-pasāda), hay sắc thần kinh thân.

 

The twenty-four types of materiality are:
The Five Types of Transparent Materiality (pasada-rupa):
1.Eye transparent-element (cakkhu-pasada)
2.Ear transparent-element (sota-pasada)
3.Nose transparent-element (ghana-pasada)
4.Tongue transparent-element (jivha-pasada)
5.Body transparent-element (kaya-pasada)

 

Bốn loại Hành cảnh sắc (gocāra-rūpa, sense-field materiality):
1. Màu (vaṇṇa)
2. Âm thanh (sadda)
3. Mùi (gandha)
4. Vị (rasa)
Dưỡng chất (ojā)
Sắc mạng căn (jīvitindriya)
Sắc trái tim, hay tâm cơ, hay sắc ý căn (hadaya-rūpa)

 

The Four Types of sense-field materiality (gocara-rupa):
Colour (vanna)
Sound (sadda)
Odour (gandha)
Flavour (rasa)
Nutritive-essence (oja)
Life-faculty (jivitindriya)
Heart-base materiality (hadaya-rupa)

 

Hai lọai sắc tánh (bhāva-rūpa):
1. Sắc tánh nam
2. Sắc tánh nữ.

 

The Two Types of Sex-Determining Materiality (bhava-rupa):
1. Male sex materiality (purisa-bhava-rupa)
2. Female sex materiality (itthi-bhava-rupa)

 

Mười lọai sắc không thực gồm:
1. Sắc hư không (Ākāsa dhātu)
2. Thân biểu tri (kāyaviññatti)
3. Khẩu biểu tri (vacīññatti)
4. Sắc khinh (lahutā)
5. Sắc nhu (mudutā)
6. Sắc thích nghiệp (kammannatā)
7. Sắc sinh (upacaya)
8. Sắc tiến (Santati)
9. Sắc dị (jaratā)
10. Sắc diệt (aniccatā)

 

The ten types of not-real materiality are:
1. Space element (akasa-dhatu)
2. Bodily intimation (kayavibbatti)
3. Verbal intimation (vacivibbatti)
4. Lightness of real materiality (lahuta)
5. Softness of real materiality (muduta)
6. Wieldiness of real materiality (kammabbata)
7. Accumulation of real materiality (upacaya)
8. Continuity of real materiality (santati)
9. Aging of real materiality (jarata)
10. Impermanence of real materiality (aniccata)

 

Qúy vị phải phân biệt tất cả các lọai sắc này.

 

You must discern all these types of materiality.

 

Nếu chỉ quán sắc pháp là vô thường, khổ và vô ngã thì chưa đủ để cho qúy vị chứng ngộ Niết bàn.

 

If you contemplate only materiality as impermanent, suffering and non-self, it is not enough for you to realise Nibbana.

 

Mà quý vị còn phải quán thêm danh pháp là vô thường, khổ và vô ngã nữa.

 

You must contemplate mentality also as impermanent, suffering and non-self.

 

Khi trực nhận danh, định bậc thiền là pháp tốt nhất để qúy vị phân biệt trước tiên vì qúy vị đã thành thạo trong việc phân biệt các thiền chi.

 

When you are discerning mentality, jhana dhamma is the best for you to discern first since you are already proficient in discerning the five jhana factors.

 

Rồi thì qúy vị phải trực nhận danh cõi dục giới (kammavācāra nāma) theo tâm lộ trình và tâm ngoài lộ trình.

 

Then you must discern sensual plane mentality (kamavacaranama) according to cognitive-processes and process-free consciousnesses (vithi and vithimutta cittas).

 

Vì thế Chú giải có giải thích như sau: Lúc ấy, hành giả nhận biết danh pháp trong tập hợp các tâm hành bắt đầu từ xúc, như xúc, thọ, tưởng, hành, thức. Trong số năm tâm hành này, thọ là một uẩn, thọ uẩn. Tưởng là một uẩn, tưởng uẩn. Xúc và hành là một uẩn, hành uẩn. Và thức là một uẩn, thức uẩn. Nói chung danh uẩn gồm bốn uẩn. Sắc uẩn bao gồm hai mươi tám loại sắc. Tất cả có năm uẩn.

 

Therefore the commentary explains: Then he cognizes the mentality in the pentad of mental formations beginning with contact (phassapabcamaka), i.e. contact, feeling, perception, formations, and consciousness. Of the five, feeling is the aggregate of feeling; perception is the aggregate of perception; contact and formations are the aggregate of formations; and consciousness is the aggregate of consciousness. Altogether there are four types of mental aggregates. Twenty-eight types of materiality comprise the aggregate of materiality. Altogether there are five aggregates.

 

Trong số năm uẩn này, chú giải chỉ đề cập xúc và tư như là hành uẩn bởi vì chúng là các yếu tố nổi trội của hành uẩn. Khi hai yếu tố nổi trội này được đề cập, các tâm hành còn lại cũng đã được bao hàm đi theo cùng lúc. Nó giống như chuyến kinh lí của nhà vua. Khi đức vua đi đâu, đoàn tùy tùng của vua theo vua đến đấy.

 

Among the five aggregates, the commentary mentions only contact and volition for the aggregate of formations, because they are the predominant factors in the aggregate of formations. When these two predominant factors are mentioned, the rest of the formations are also included. It is like a royal procession and such like. When the king is mentioned his retinue is included.

 

Sau khi trực nhận danh và sắc, hành giả khảo sát các nhân của chúng. Vị ấy thấy rằng các nhân chính của năm thủ uẩn là vô minh (avijjā), tham ái (taṅhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra) và nghiệp. Chúng được làm cho sinh khởi bởi vị ấy trong đời trước.

 

After discerning materiality and mentality, he examines their causes. He sees that the main causes of the five clinging aggregates are ignorance (avijja), craving (tanha), clinging (upadana), volitional formations (savkhara) and kamma. They were generated by him in his previous life.

 

Chúng tạo ra thức tái sanh cùng với bốn thủ uẩn kia trong đời sống hiện tại. Vị ấy nên gắng thấy quan hệ nhân quả giữa các nhân và các quả. Đây là lý duyên khởi. Lúc ấy, hành giả sẽ kết luận rằng danh pháp và sắc pháp chỉ là các pháp hữu vi và là pháp sinh khởi do duyên và ngoài những bản chất này ra, chúng không phải là một chúng sanh đang sống mà cũng chẳng phải là một con người. Lúc ấy hành giả vượt qua nghi ngờ về bản chất của sắc pháp và danh pháp và các nhân của chúng.

 

They produced the rebirth-linking consciousness together with the remaining four clinging aggregates in the present life. He should try to see the causal relationship between causes and effects. This is the principle of Dependent Origination. Then he concludes that materiality and mentality are simply conditions, and things produced from conditions, and that besides these there is neither a living being nor a person. He then transcends doubt as to the nature of materiality and mentality and there causes.

 

Khi đã vượt nghi, Hành giả quán sát ba tướng: vô thường, khổ và vô ngã của danh và sắc và các nhân của chúng, và dần dần đạt đến A-la-hán. Loại hành giả này được gọi là assasapassasakammika, tức là hành giả bắt đầu Vipassanā bằng quán sắc pháp dựa vào tứ thiền niệm hơi thở Ānāpāna.

 

The meditator who has transcended doubt contemplates the three characteristics, impermanence, suffering, and non-self, of materiality, mentality and their causes, and gradually reaches Arahantship. This type of person is called an assasapassasakammika person.

 

Hành giả Jhānakammika
Tôi muốn giải thích về hành giả jhānakammika.

 

Jhanakammika Person
I should like to explain the jhanakammika person.

 

Sau khi đạt được bậc thiền của Niệm hơi thở, hành giả phân biệt danh pháp trước khi phân biệt sắc pháp.

 

Having attained anapana jhanas, a jhanakammika person discerns mentality first before discerning materiality.

 

Vì khi thực hành thiền chỉ, hành giả vốn dễ dàng phân biệt được các thiền chi , khi bắt đầu thực hành Vipassàna, vị ấy phân biệt các thiền chi trước tiên. Kế đó vị ấy các tâm hành khởi sinh cùng với các thiền chi. Các tâm hành ấy cùng với các thiền chi được gọi là các thiền pháp.

 

Since when he was practising samatha meditation he could easily discern the jhana factors, when he begins to practise vipassana he discerns the jhana factors first. Then he discerns the mental formations associated with the jhana factors. Those jhana factors and mental formations are called jhana dhammas.

 

Sau khi phân biệt chúng, hành giả phải khảo sát như vầy: Nương vào đâu mà các thiền pháp này sinh khởi? Và rồi hành giả thấy rằng nương vào sắc ý căn (heart-base). Theo giải thích của tạng Kinh, sắc ý căn là thân y sanh, tức là thân được sinh ra (produced body, karaja kāya), bao gồm bốn lọai sắc: sắc do nghiệp sanh, sắc do tâm sanh, sắc do thời tiết sanh và sắc do vật thực sanh. Sau đó, hành giả cũng cần phân biệt danh pháp của cõi dục giới và tất cả các sắc pháp khác

 

After discerning them he must examine thus: depending on what do these jhana dhammas arise? Then he sees that they arise dependent on the heart-base. The heart-base is, according to the Suttanta explanation, the produced body (karaja kaya) comprising four types of materiality: kamma-produced materiality, mind-produced materiality, temperature-produced materiality and nutriment-produced materiality. Then he must also discern sensual plane mentality and all other materiality.

 

Các thiền pháp và danh pháp cõi dục giới là danh pháp và thân y sanh là sắc pháp. Sau khi đã phân biệt chúng, hành giả phải khảo sát các nhân của chúng. Vị ấy thấy được các nhân bằng sự thấu suốt được vòng duyên khởi bắt đầu từ vô minh. Lúc ấy, hành giả sẽ kết luận rằng danh pháp và sắc pháp chỉ là các pháp hữu vi và là pháp sinh khởi do duyên và ngoài những bản chất này ra, chúng không phải là một chúng sanh đang sống mà cũng chẳng phải là một con người. Nhờ vậy hành giả vượt qua nghi ngờ.

 

The jhana dhammas and sensual plane mentality are mentality and the produced body is materiality. Having discerned them, he searches for their causes. He sees the causes by comprehending the sequence of dependent origination beginning with ignorance. He concludes that materiality and mentality comprise simply conditions and things produced by conditions and that besides these, there is neither a living being nor a person. Thus he transcends doubt.

 

Khi đã vượt nghi, hành giả quán sát ba tướng: vô thường, khổ và vô ngã của danh và sắc và các nhân của chúng, và dần dần đạt đến A-la-hán. Loại hành giả này được gọi là jhànakammika,(tức là hành giả bắt đầu thực hành Vipassanā bằng quán danh pháp dựa vào tứ thiền Ānāpāna).

 

The meditator who has transcended doubt contemplates the three characteristics, impermanence, suffering, and non-self, of materiality, mentality and their causes, and gradually reaches Arahantship. This type of person is called a jhanakammika person.

 

Nếu qúy vị hiểu được phần giải thích này, qúy vị sẽ hiểu những lời dạy sau đây của Đức Phật. Trong Kinh Đại Niệm Xứ, Đức Phật dạy thiền Vipassàna dựa vào phương pháp Niệm hơi Thở, Ānāpānasati như sau:
“Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân.”

 

If you understand this explanation you will understand the following teachings of The Buddha. In the Mahasatipatthana Sutta, The Buddha taught vipassana meditation based on anapanasati as follows:
‘Thus he abides contemplating the body in the body internally. Or he abides contemplating the body in the body externally. Or he abides contemplating the body in the body both internally and externally.’

 

Đây là giai đọan bắt đầu của thiền Vipassanà cho một hành giả đã thực hành thiền Niệm hơi thở Ānāpāna đạt đến tứ thiền.

 

This is the beginning stage of vipassana for a bhikkhu who has practised anapanasati up to the fourth jhana.

 

Gì là “thân”, kāya? Theo Bộ Vô Ngại Giải Đạo, Patisambhidāmagga, có ba lọai thân:
1. Thân hơi thở vào và hơi thở ra (assasapassasa kāya)
2. Thân y sanh, tức thân được sinh ra, (karaja kāya)
3. Thân của danh pháp (nāma kāya)

 

What is the ‘body (kaya)’? According to the Patisambhidamagga there are three types of body:
1st.The body of in-and-out breath (assasapassasa kaya),
2nd.The produced body (karaja kaya), and
3th.The body of mentality (nama kaya).

 

Tôi đã giải thích về chúng phần trước. Tôi hy vọng qúy vị giờ đã hiểu.

 

I have explained them before. I think you should have understood them by now.

 

Tôi xin dừng thời pháp tại đây. Sáng mai tôi sẽ giảng Làm thế nào để phân biệt danh.?

 

I would like to stop dhammatalk here. Tomorow morning I will explain How to discern metality?

 

Trở về SongNgu | Trang kế| Trang Thien | dieuphap.com |